50 CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI THƯỜNG GẶP
(nhóm tư vấn Trung tâm Việt Đức)
Câu 1: Tiêu chí để được học bổng, nếu điểm trung bình của em trên 7.0 mà trong kì đó em có rút môn học thì em có được học bổng hay không?
Trả lời: Chào em
Điều kiện được nhận học bổng:
- Số tín chỉ tích lũy >15 (trong 1 học kì)
- Điểm trung bình trên 7.0 và không bị rớt môn nào
- Điểm rèn luyện từ loại khá trở lên (trên 70 điểm)
Nếu rút môn học mà em thỏa các điều kiện trên thì sẽ có tên trong danh sách xét học bổng.
Xét cấp học bổng khuyến khích theo tiêu chí cho từng khóa và từng ngành học theo thứ tự điểm từ cao trở xuống cho đến khi hết số xuất học bổng đã đưa ra cho từng khoa và từng ngành
Câu 2: Khi em kết thúc tốt nghiệp ra trường thì phải có bằng TOEIC 450 cái này là trường mình tổ chức cho sinh viên thi hay là sinh viên phải thi ở ngoài?
Trả lời: Chào em
- Trường mình có tổ chức thi TOEIC cho sinh viên năm cuối
- Nếu bạn nào đã có bằng TOEIC từ 450 tại các điểm thi IIG (vẫn còn giá trị trong 2 năm) nộp lại cho trường thì sẽ được công nhận không cần thi lại ở trường nữa
- Lưu ý: Riêng các bạn khóa 2014 phải đạt TOEIC 500
Câu 3: Đi nghĩa vụ quân sự về đang hoc tại trường mình có được hưởng chế độ chính sách của trường gì không và hình thức chế độ chính sách như thế nào?
Trả lời: Chào em
Sinh viên đi nghĩa vụ quân sự về chỉ được giảm môn GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, còn lại vẫn học bình thường.
Câu 4: Mồ côi cha có được miễn giảm gì không?
Trả lời: Chào em
Trường hợp của em không nằm trong các quy định miễn giảm học phí của nhà nước, tuy nhiên, nhà trường có 1 quỹ học bổng khuyến học dành cho các trường hợp sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà trường sẻ có 1 phần học bổng, em nên làm đơn trình bày cụ thể hoàn cảnh gia đình của mình và gặp BGĐ Trung tâm để giải quyết cụ thể.
Câu 5: Làm sao được học máy phay CNC của Trung tâm mình?
Trả lời: Chào em
Tất cả Sinh viên cao đẳng ngành Công nghệ Chế tạo máy khóa 2012; 2013; 2014 sẽ được học thực hành máy tiện CNC và máy pháy CNC tại Trung tâm Việt Đức.
Câu 6: Sao trung tâm mình ít có chương trình để sinh viên tham gia để nâng cao điểm rèn luyện với công tác xã hội vậy?
Trả lời: Chào em
- Bạn có thể tham gia trong trường theo các chương trình tiếp sức mùa thi, mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo do đội CTXH tổ chức, các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11,30/04; 01/05
- Trung tâm hiện đang triển khai tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ, và một số hoạt động thể thao nhằm nâng cao điểm rèn luyện cho các bạn, chương trình vệ sinh công sở nhằm tính điểm CTXH cho các bạn sinh viên.
Câu 7: Giáo dục thể chất 3 là bắt buộc hay tự chọn, em nghe nói giáo dục thể chất 3 của cao đẳng có 1 chỉ nên là bắt buộc, em không biết có đúng hay không, mong thầy giải đáp?
Trả lời: Chào em
Giáo dục thể chất 3 là môn tự chọn và không tính số tín chỉ tích lũy.
Câu 8: Điểm như thế nào thì bị cảnh cáo học vụ và bị cảnh cáo nhiều lần thì có bị làm sao không?
Trả lời: Chào em
Theo hướng dẫn số 125/QC-ĐHSPKT-ĐT, ngày 22/12/2008 của Hiệu trưởng trường ĐHSPKT TP.HCM về hướng dẫn thực hiện qui chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành theo quyết định số 43/2007/BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), căn cứ vào kết quả học tập của sinh viên sau mỗi năm học (kết quả học tập của học kỳ hè ghép chung với học kỳ II của năm học), sau khi được xếp hạng năm đào tạo như hướng dẫn của trường tại điều 14, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Có điểm TBC đạt dưới 3,00 đối với sinh viên năm thứ nhất
- Có điểm TBC đạt dưới 3,50 đối với sinh viên năm thứ hai.
- Có điểm TBC đạt dưới 4,00 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 4,50 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khóa.
Câu 9: Em có thắc mắc là không biết học xong anh văn 3 có phải thi toeic không em nghe nói học xong 3 anh văn có nghĩa là hoàn thành toeic 450 có phải không ạ?
Trả lời: Chào em
Theo quy định mới của trường thì khi tốt nghiệp sinh viên hệ đại học và cao đẳng phải có bằng TOEIC 450 đối với khóa 2012 và 2013. Riêng khóa 2014 TOEIC phải đạt 500 điểm. Học xong anh văn 3 vẫn phải có điểm thi TOEIC.
Câu 10: Thầy ơi, cho em hỏi nếu em đủ điều kiện ra trường nhưng điểm công tác xã hội em chưa đủ thì em phải làm gì? (Em là sinh viên CĐ Khóa 12)
Trả lời: Chào em
Em phải tham gia các hoạt động ngoại khoá do Trung tâm hoặc Đoàn Thanh niên tổ chức để được tính điểm ngày CTXH. Theo quy định hiện hành, khóa 2012 cần 01 ngày CTXH; Khóa 2013, 2014 cần 02 CTXH.
Câu 11: Cho em hỏi điều kiện để được tham gia học lớp cảm tình đảng?
Trả lời: Chào em
Đối với sinh viên các bạn phải đạt học lực trong học kỳ được xét đi học là trên 6.0 đối với các bạn là cán bộ đoàn và trên 6.5 đối với các bạn không phải là cán bộ đoàn và phải là đoàn viên ưu tú.
Câu 12: Khối lượng tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký?
Trả lời: Chào em
a) 15 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên xếp hạng học lực bình thường.
b) 10 tín chỉ mỗi học kỳ trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
c) Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.
Câu 13: Điểm rèn luyện ảnh hưởng gì đến kết quả?
Trả lời: Chào em
Trong việc xét học bổng nếu điểm rèn luyện dưới 70 điểm sẽ không được xét.
Câu 14: Kết quả tốt nghiệp, giỏi, khá, trung bình… như thế nào?
Trả lời: Chào em
- Loại xuất sắc: điểm trung bình tích lũy từ 9,00 đến 10;
- Loại giỏi: điểm trung bình tích lũy từ 8,00 đến cận 9,00;
- Loại khá: điểm trung bình tích lũy từ 6,50 đến cận 8,00;
- Loại trung bình: điểm trung bình tích lũy từ 5,00 đến cận 6,50;
- Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất sắc và giỏi
Sẽ bị giảm đi một mức nếu rơi vào các trường hợp sau:
- Có khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình.
- Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
Câu 15: Nếu năm nay em thi tốt nghiệp cao đẳng xong có liên thông trực tiếp lên đại học được không?
Trả lời: Chào em
Việc liên thông từ cao đẳng lên đại học các bạn cần phải chờ 3 năm sau khi tốt nghiệp cao đẳng.
Câu 16: Các môn học đã rút môn học và đăng ký học lại thì tính học phí như thế nào?
Trả lời: Chào em
Nếu các bạn rút môn học trước ngày thi kết thúc môn học 5 tuần thì khi học lại các bạn đóng tiền môn đó như môn mới học.
Câu 17: Sinh viên khoá 2012 sang học kỳ 2 phải đi thực tập ở các công ty vậy chúng em phải tự liên hệ các công ty hay nhà trường giới thiệu?
Trả lời: Chào em
Việc đi thực tập công ty bộ môn sẽ có trách nhiệm tìm kiếm cho các em, nếu các em có thể tự liên hệ được thì cũng được chấp thuận.
Câu 18: Chuẩn đầu ra có cần bằng tin học gì không?
Trả lời: Chào em
Hiện nay chưa thấy yêu cầu về bằng tin học để được xét ra trường.
Câu 19: Điểm rèn luyện có ảnh hưởng như thế nào?
Trả lời: Chào em
Điểm rèn luyện ảnh hưởng đến xét học bổng khuyến khích học tập.
Câu 20: Hình thức thi chứng chỉ TOEIC? Hệ Cao đẳng khóa 2012 yêu cầu bao nhiêu điểm?
Trả lời: Chào em
TOEIC là bài thi trắc nghiệm được tiến hành trong 2 giờ, gồm 200 câu hỏi chia thành hai phần như sau:
Phần nghe hiểu: Đánh giá trình độ nghe hiểu ngôn ngữ nói tiếng Anh, bao gồm 100 câu hỏi với 4 phần được thực hiện qua băng casset hoặc đĩa CD trong thời gian 45 phút.
Thí sinh sẽ nghe các câu miêu tả, câu hỏi, hội thoại và đoạn thông tin bằng tiếng Anh, sau đó lựa chọn câu trả lời dựa trên những nội dung đã nghe.
Phần đọc hiểu: Đánh giá trình độ hiểu ngôn ngữ viết tiếng Anh, bao gồm 100 câu hỏi với 3 phần được thực hiện trong thời gian 75 phút. Thí sinh sẽ đọc các thông tin trong đề thi và lựa chọn câu trả lời dựa vào nội dung đã đọc.
Khóa Cao đẳng 2012 nhà trường yêu cầu 450 điểm.
Câu 21: Chính sách liên thông lên Đại học của trường như thế nào?
Trả lời: Chào em
Điều kiện thi liên thông lên đại học: tốt nghiệp Cao đẳng, có kinh nghiệm làm việc 3 năm hoặc vừa tốt nghiệp Cao đẳng có thể thi Tham dự kỳ thi tuyển sinh Đại học.
Câu 22: Những công việc các em có thể làm được sau khi tốt nghiệp?
Trả lời: Chào em
Tốt nghiệp sinh viên có thể làm những công việc liên quan đến kỹ thuật như: Phòng Kỹ thuật, Bộ phận bảo trì, Bộ phận sản xuất, Bộ phận QA hoặc vận hành máy…
Câu 23: Những môn học trong chương trình học có ứng dụng nhiều trong công việc sau này?
Trả lời: Chào em
Tất cả những môn trong chương trình đều ứng dụng trong công việc sau này. Tùy theo tính chất công việc khi ra trường sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau. Riêng các môn cơ sở ngành như Vẽ Kỹ Thuật, AutoCAD, tiện, phay,bảo trì… có phần ảnh hưởng lớn hơn.
Sinh viên hệ Cao đẳng ngành Công nghệ chế tạo máy có được học môn CAD-CAM-CNC nâng cao không?
Trong chương trình đào tạo hệ Cao đẳng không có môn CAD-CAM-CNC nâng cao.
Câu 24: Trung tâm có mở ra các lớp ngắn hạn đào tạo CAD-CAM-CNC không?
Trả lời: Chào em
Có, học phí tùy thuộc vào số lượng học viên của lớp. Sinh viên có thể liên hệ với cô thư ký Trung tâm để thêm thông tin.
Câu 25: Trung tâm Việt Đức có hỗ trợ xin việc làm cho sinh viên Tốt nghiệp không?
Trả lời: Chào em
Trung tâm có những kênh liên lạc với các công ty, khi các công ty có nhu cầu tuyển dụng, họ sẽ gửi thông báo tới Trung tâm, những thông báo đó sẽ được dán trước VP Trung Tâm, sinh viên có nhu cầu tự liên hệ.
Câu 26: Môn tiên quyết của Môn Đồ Án Nguyên lý- Chi Tiết Máy là những môn nào?
Trả lời: Chào em
Môn tiên quyết của Môn Đồ An Nguyên Lý – Chi Tiết Máy là môn Nguyên Lý Chi Tiết Máy, Sức bền vật liệu…
Câu 27: Nhà trường công nhận những CCNN do những đơn vị nào cấp?
Trả lời: Chào em
Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ - Educational Testing service (ETS) hoặc đơn vị được ETS ủy nhiệm (đối với các chứng chỉ TOEIC, TOEFL ITP, TOEFL iBT);
- British Council, IDP Education Australia (đối với chứng chỉ IELTS);
- Cambridge ESOL (đối với chứng chỉ BULATS);
Câu 28: Giá trị của văn bằng tốt nghiệp liên thông ra sao?
Trả lời: Chào Em
- Theo quy định, người học theo hình thức học ban ngày, tập trung liên tục tại trường, thực hiện quy chế về tuyển sinh, quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy sau khi kết thúc khóa học nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp của hệ chính quy, người học được cấp bằng tốt nghiệp ĐH hoặc CĐ hệ chính quy.
Người học theo hình thức vừa làm vừa học, thực hiện quy chế về tuyển sinh, quy chế đào tạo ĐH và CĐ hình thức vừa làm vừa học sau khi kết thúc khóa học nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp của hệ vừa làm vừa học, người học được cấp bằng tốt nghiệp ĐH hoặc CĐ hình thức vừa làm vừa học.
Câu 29: Sau khi em vừa tốt nghiệp hệ cao đẳng tại trường mình có được liên thông lên đại học được không?
Trả lời: Chào Em
Theo quy định người có bằng tốt nghiệp cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nạp hồ sơ thi lên trình độ ĐH thì phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thi sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm sẽ được thi lien thông. Do đó nếu muốn liên thông ngay em phải lựa chọn phương án này.
Nếu muốn dự thi 3 môn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành. Em phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc cao đẳng nghề sau thời gian 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nạp hồ sơ thi lên trình độ ĐH.
Câu 30: Thầy ơi sau khi tốt nghiệp cao đẳng và nhận bằng đủ 36 tháng. Em thi và học theo hình thức buổi tối thì có được cấp bằng ĐH chính quy hay không? Hay theo hình thức vừa học vừa làm?
Trả lời: Chào Em
Tùy theo hình thức em theo học liên thông và thời gian học của em mà bằng là hệ vừa học vừa làm hay hệ chính quy nhé. Theo quy định học ban ngày mới được công nhận bằng chính quy tuy nhiên có nhiều trường tạo điều kiện học tập cho sinh viên vẫn sắp xếp giờ học phù hợp và nhận bằng giống như các lớp học ban ngày nhé.
Chúc em thành công.
Câu 31: Thầy ơi cho em hỏi năm nay sinh viên vùng sâu vùng xa có được miễn giảm học phí hoặc là sinh viên ngành nghề độc hại, nặng nhọc có được miễn giảm không?
Trả lời: Chào Em
- Chỉ có SV là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội rất khó khăn mới được áp dụng chế độ miễn học phí.
- Việc giảm 70% học phí cho học sinh học các nghề nặng nhọc, độc hại chỉ áp dụng cho hệ thống các trường nghề thuộc Bộ Lao động Thương binh & xã hội.
Câu 32: Thầy ơi cho em hỏi, nếu Em không đóng học phí đợt một mà qua đợt 2 mới đóng thì có bị trừ điểm rèn luyện hay không? hay có bị kỹ luật gì không?
Trả lời: Chào Em
Sinh viên vi phạm quy định đóng học phí đợt 1, bị kỷ luật khiển trách và bị trừ điểm rèn luyện 8 điểm.
Câu 33: Thầy ơi cho em hỏi, nếu Em không đóng tiền bảo hiểm thì có bị sao không?
Trả lời: Chào Em
- Sinh viên vi phạm quy định không đóng tiền bảo hiểm thì bị trừ điểm rèn luyện 5 điểm.
Câu 34: Nếu em chưa học môn thực tập cơ khí cơ bản 1 và 2 có được học môn thực tập cơ khí nâng cao 1 và 2 không?
Trả lời: Chào Em
Nếu em chưa học môn thực tập cơ khí cơ bản 1 và 2 Thì em không được học môn thực tập cơ khí nâng cao 1và 2 vì để được học môn thực tập cơ khí nâng cao 1và 2 thì môn tiên quyết là em phải học môn thực tập cơ khí cơ bản 1và 2.
Câu 35: Nếu em học môn thực tập cơ khí cơ bản 1 và 2 mà chưa đạt thì em có được học môn thực tập cơ khí nâng cao 1và 2 không?
Trả lời: Chào Em
Nếu em học môn thực tập cơ khí cơ bản 1 và 2 mà chưa đạt thì em vẫn được học môn thực tập cơ khí nâng cao 1 và 2.
Câu 36: Cho em hỏi sau khi đăng ký môn học. Em muốn chuyển nhóm học thì em cần phải làm như thế nào?
Trả lời: Chào Em
Theo quy chế của nhà trường đã quy định trong sổ tay sinh viên năm 2014 mục d điều 10 quy định như sau:
Kết thúc thời gian ĐKMH, sinh viên phải theo học theo thời khóa biểu chính thức. Trong trường hợp có lý do bất khả kháng, sinh viên có thể xin chuyển nhóm môn học đã đăng ký. Thủ tục để sinh viên được chuyển nhóm học phần:
a) Sinh viên viết đơn gửi phòng đào tạo của trường; (có xác nhận của giảng viên phụ trách)
b) Các minh chứng xác nhận lý do chính đáng phải chuyển nhóm.
c) Trình giấy báo cho phép chuyển nhóm với giảng viên phụ trách lớp mà sinh viên chuyển đến đề điền tên vào danh sách lớp.
Mọi trường hợp sinh viên tự ý chuyển nhóm đều không được công nhận.
Câu 37: Cho em hỏi về vấn đề thi TOEIC thì trường mình ra đề và tổ chức thi tại trường có phải không? Việc luyện thi TOEIC thì học ở đâu cũng được phải không?
Trả lời: Chào Em
- Sau khi hoàn thành học phần AV3 đến trước thời điểm xét tốt nghiệp (XTN), sinh viên được phép chọn lựa đăng ký học các lớp tiếng Anh tăng cường 3 để được trang bị các kỹ năng thi TOEIC. Sau đó tất cả sinh viên phải tham gia một kỳ thi sát hạch (dạng bài thi TOEIC) do Trường tổ chức để đảm bảo đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ theo quy định về điều kiện tốt nghiệp đã ban hành. Các em phải thường xuyên theo dõi thông báo của phòng đào tạo.
- Việc luyện thi TOEIC thì học ở đâu cũng được miễn khi thi em đạt kết quả theo chuẩn của nhà trường quy định.
Câu 38: Khi đang học ở trường, em muốn tạm dừng để thực hiện nghĩa vụ quân sự được hay không?
Trả lời: Chào Em
Em hoàn toàn có thể tạm dừng học tập để thực hiện nghĩa vụ quân sự, để đảm bảo quyền lợi của mình, em viết đơn xin tạm dừng học tập nhằm bảo lưu kết quả học tập với lý do thực hiện nghĩa vụ quân sự gửi Hiệu trưởng.
Câu 39: Học phần tự chọn, em không đạt, em có phải bắt buộc học lại học phần đó cho đến khi đạt hay không?
Trả lời: Chào Em
Học phần tự chọn nếu không đạt, Sinh viên có quyền học đổi sang học phần tương đương khác.
Câu 40: Theo chương trình đào tạo, em học cao đẳng, thì thời gian tối đa em có thể kéo dài là bao lâu?
Trả lời: Chào Em
Chương trình cao đẳng, thời gian khóa học quy định là 3 năm, và được kéo dài tối đa thêm 2 năm, tổng cộng nếu sinh viên học cao đẳng, thời gian hoàn thành chương trình học tối đa ngành học cao đẳng tại trường là 5 năm kể từ lúc nhập học.
Câu 41: Em và một số bạn khác có học phần chưa đạt, nhóm em muốn học lại, nhưng học kỳ hiện tại không có lớp học phần đó, em có được xin mở lớp học riêng cho học phần đó được không?
Trả lời: Chào Em
Em có thể xin mở lớp học phần đó, với các thủ tục sau: nhóm muốn mở lớp học phần không có trong học kỳ hiện tại làm đơn xin mở lớp với sự phê duyệt của trưởng bộ môn, số lượng sinh viên tối thiểu khi mở lớp học phần nhóm phải đảm bảo, kinh phí mở lớp nhóm cũng phải đảm bảo, sau khi hoàn tất thủ tục đơn và đảm bảo số lượng sinh viên, kinh phí, nhà trường sẽ mở lớp.
Câu 42: Điểm đánh giá quá trình em có được phúc khảo hay không?
Trả lời: Chào Em
Điểm đánh giá quá trình em không được phúc khảo, điểm đánh giá quá trình em phải liên hệ với giáo viên phụ trách học phần trực tiếp trong thời gian em học trên lớp.
Câu 43: Vào đầu học kỳ, em đăng ký môn học quá nhiều, em không thực hiện được, em muốn rút bớt một số môn học em phải làm thế nào?
Trả lời: Chào Em
Việc rút môn học em phải thực hiện như sau: em tự viết đơn gửi phòng đào tạo, thời gian sau 6 tuần không muộn quá 8 tuần kể từ đầu học kỳ chính, sau 2 tuần không muộn quá 4 tuần kể từ đầu học kỳ phụ. Không vi phạm khoản 2 Điều 10 Quy chế của trường.
Câu 44: Em đang học cao đẳng, em đăng ký môn học bắt buộc em đăng ký nhầm sang lớp Đại học (cùng mã môn học), điểm của em có được chấp nhận hay không?
Trả lời: Chào Em
Khi đăng ký môn học, các môn học bắt buộc nếu học lần đầu, em phải học chung với các lớp ở Trung tâm Việt Đức, nếu nhầm sang các lớp Đại học em phải làm đơn xin chuyển điểm, nếu học lại, em có thể học chung các lớp Đại học điểm vẫn được chấp nhận.
Câu 45: Em đang bị xếp học lực yếu, nay em muốn học nhanh, em đăng ký nhiều tín chỉ được không?
Trả lời: Chào Em
Khi đang bị xếp học lực yếu, em chỉ được phép đăng ký khối lượng học tập không quá 15 tín chỉ cho mỗi học kỳ.
Câu 46: Điều kiện để xét và công nhận tốt nghệp?
Trả lời: Chào Em
Theo Quyết định số 746/QĐ –ĐHSPKT - ĐT
- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
- Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo từ đầu khóa học.
- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 5.00 trở lên
- Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc ngành đào tạo do chính trưởng khoa đề xuất và đã được hiệu trưởng ký ban hành.
- Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và thể dục – thể thao.
- Trình độ tiếng Anh: Đối với sinh viên không chuyên ngữ: Đạt từ 450 điểm TOEIC trở lên ( đối với khóa 2012, 2013); Từ 500 điểm TOEIC trở lên (đối với khóa 2014 trở đi).
- Điểm rèn luyện toàn khóa phân loại từ trung bình trở lên.
- Tích lũy đủ số ngày công tác xã hội theo quy định của nhà trường (khoá 2012: 1 ngày CTXH; từ khoá 2013 trở đi: 2 ngày CTXH).
Câu 47: Nếu em học lấy chứng chỉ TOEIC 450 bên ngoài thì có được miễn các môn anh văn trong chương trình học?
Trả lời: Chào Em
Theo Quyết định số 22/QĐ –ĐHSPKT-ĐT (trang 46 – Sổ tay SV 2014):
CCNN phải do các tổ chức khảo thí cấp như:
- Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ - Educational Testing service (ETS) hoặc đơn vị đượ ETS ủy nhiệm (đối với các chứng chỉ TOEIC, TOEFL IPT, TOEFL iBT).
- British Council, IDP Education Australia (đối với chứng chỉ IELTS);
- Cambridge ESOL (đối với chứng chỉ BULATS);
Trường hợp sinh viên có Chứng chỉ Ngoại ngữ (CCNN) Quốc tế, căn cứ vào điểm của CCNN có thể được xem xét chuyển điểm, miễn thi các học phần Anh văn, miễn thi sát hạch TOEIC tại từng thời điểm xem xét. Thời điểm xem xét là thời điểm trước khi diễn ra các lớp Anh văn hoặc kỳ thi sát hạch;
CCNN phải có giá trị tại thời điểm xem xét miễn và chuyển điểm (trong vòng 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ và theo quy định ở phần quy định về quy trình).
Điểm chuyển đổi cho các học phần Anh văn được quy đổi theo bảng sau:
Các chứng chỉ Anh văn quốc tế
|
Các môn
Anh Văn
|
TOEIC
|
TOEFL
ITP
|
TOEFL
iBT
|
IELTS
|
BULATS
|
KET
(A2)
|
PET
(B1)
|
FCE
(B2)
|
CAE
|
AV1
|
AV2
|
AV3
|
300
|
400
|
32
|
3.0
|
20
|
Pass
|
Pass
|
Level
B1
|
Level
B2
|
5
|
|
|
310
|
403
|
|
|
22
|
5.5
|
|
|
320
|
407
|
33
|
|
24
|
6
|
|
|
330
|
410
|
|
|
26
|
6.5
|
|
|
340
|
413
|
34
|
|
28
|
7
|
|
|
350
|
417
|
35
|
3.5
|
30
|
7.5
|
5
|
|
360
|
420
|
36
|
|
31
|
Pass with
Merit
|
8
|
5.5
|
|
370
|
423
|
37
|
|
32
|
8.5
|
6
|
|
380
|
427
|
38
|
|
33
|
9
|
6.5
|
|
390
|
430
|
39
|
|
34
|
9.5
|
7
|
|
400
|
433
|
40
|
4.0
|
35
|
10
|
7.5
|
5
|
410
|
437
|
41
|
|
36
|
Pass with
Distinction
|
10
|
8
|
5.5
|
420
|
440
|
42
|
|
37
|
10
|
8.5
|
6
|
430
|
443
|
43
|
|
38
|
10
|
9
|
6.5
|
440
|
447
|
44
|
|
39
|
10
|
9.5
|
7
|
450
|
450
|
45
|
4.5
|
40
|
10
|
10
|
7.5
|
460
|
453
|
46
|
|
42
|
|
Pass
With
Merit
|
Grade
C
|
10
|
10
|
8
|
470
|
457
|
47
|
|
44
|
10
|
10
|
8.5
|
480
|
460
|
48
|
|
46
|
10
|
10
|
9
|
490
|
463
|
49
|
|
48
|
10
|
10
|
9.5
|
500
|
467
|
50
|
5.0
|
50
|
10
|
10
|
10
|
520
|
473
|
52
|
|
52
|
Pass
with
Distinctionion
|
10
|
10
|
10
|
540
|
480
|
54
|
|
54
|
10
|
10
|
10
|
560
|
487
|
56
|
|
56
|
10
|
10
|
10
|
580
|
493
|
58
|
|
58
|
10
|
10
|
10
|
600
|
500
|
61
|
5.5
|
60
|
10
|
10
|
10
|
Câu 48: Quy định về quy trình và thời điểm đăng ký miễn thi và chuyển điểm Anh văn?
Trả lời: Chào Em
Theo Quyết định số 22/QĐ –ĐHSPKT-ĐT (trang 46 – Sổ tay SV 2014):
- Quy trình nộp hồ sơ đăng ký miễn thi và chuyển điểm các học phần ngoại ngữ như quy trình bảo lưu điểm học phần của phòng Đào tạo.
- Sinh viên đăng ký miễn thi, chuyển điểm bất kỳ thời điểm nào trước thời điểm thi, có thể không tham dự lớp nhưng phải đóng học phí cho các học phần này theo quy định của nhà trường;
- Số lượng học phần được miễn thi và chuyển điểm phụ thuộc vào việc thời điểm kết thúc các học phần này hoặc kỳ thi sát hạch phải nằm trong thời hạn còn giá trị của CCNN;
- Sau thời điểm thi sinh viên có thể đăng ký xin chuyển điểm để cải thiện nhưng phải đóng học phí học phần học lại, học cải thiện theo quy định về học lại, học cải thiện.
Câu 49: TTVĐ có các chế độ học bổng gì và có học bổng đi Đức không?
Trả lời: Chào Em
- Trung tâm Việt Đức là một đơn vị trực thuộc Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, vì vậy, mọi chế độ chính sách liên quan đến học bổng đều phải thực hiện đúng quy định hiện hành của trường.
- Em muốn có học bổng đi Đức em nên liên hệ cơ quan cấp học bổng của Đức (DAAD) hoặc lãnh sự quán Đức tại TP. Hồ Chí Minh.
- Nhà trường có học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ (tiêu chuẩn được xét học bổng xem chi tiết ở sổ tay sinh viên) và một số học bổng bên ngoài khác thì sẽ được thông báo tới các em biết thông qua trang Web trường.
Câu 50: Thực tập vào học kỳ hè thì số tín chỉ đó có tính vào học kỳ hè không?
Trả lời: Chào Em
Không tính vào học kỳ hè
Câu 51: Đồng phục của TTVĐ?
Trả lời: Chào Em
- Học lý thuyết không quy định đồng phục, các em bận trang phục nghiêm chỉnh theo quy định của nhà trường.
- Học thực hành thì các em phải mặc áo thực tập theo quy định có logo của TTVĐ bên tay trái áo; áo thì các em tự mua theo quy định áo thực tập (Điện áo màu xanh da trời, Cơ khí áo màu xanh nước biển đậm).
Câu 52: Phòng thực tập của TTVĐ thì các em có được phép đăng ký vào thực tập không?
Trả lời: Chào Em
Ngoài thời khóa biểu của các em nếu các em có nhu cầu thực tập thêm thì Trung tâm sẵn sàng hỗ trợ. Các em làm các thủ tục như:
- Đơn xin mượn phòng thực tập có xác nhận của Trưởng Trung tâm.
- Liên hệ với cán bộ Chủ nhiệm bộ môn. Cơ Khí: Thầy Nhàn – Điện: Thầy Linh.
Câu 53: Đối tượng được miễn học phí?
Trả lời: Chào Em
Theo 357/HD/ĐHSPKT-CTHSSV
a) Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PLUBTVQH11ngày 29/6/2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
b) HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa.
c) HSSV bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
d) HSSV là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
e) HSSV là người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (nước ta có16 dân tộc rất ít người có dân số dưới 10.000 người gồm: LaHa, LaHủ, PàThèn, Chứt, Lự, LôLô, Mảng, Cống, Cờ Lao , Bố Y, Ngái, Si La, Pú Péo, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu). Y, Ngái, Si La, Pú Péo, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu).
Câu 53: Kính thưa thầy, em là sinh viên năm nhất ngành điện tử truyền thông hệ cao đẳng, hiện nay em vẫn chưa nắm rõ và bắt nhịp được cách học của hệ giáo dục đại học, cao đẳng. Kính mong thầy tư vấn để bọn em có cách học đúng và phù hợp?
Trả lời: Chào em
Để nhanh chóng bắt nhịp được cách học ở môi trường giáo dục đại học, cao đẳng đòi hỏi em phải tập tính tự giác, tự học trong học tập và có phương pháp học nhóm hiệu quả. Cụ thể:
- Em phải định hướng nghề nghiệp của mình: mình sẽ theo hướng nào và các hành trang nào chuẩn bị để có thể đi làm và thuyết phục được nhà tuyển dụng.
- Sau khi kết thúc một bài học yêu cầu các em phải làm bài tập và tự nghiên cứu vấn đề thực tiễn liên quan tại nhà mà các em có thể thu lượm được trên internet, sách báo, đặc biệt là thông tin từ các anh chị khóa trước cũng như của các thầy cô khác.
- Khi học chúng ta phải xác nhận được kiến thức nào là trọng tâm chúng ta cần tìm hiểu chứ không tìm hiểu lang mang.
- Tích cực tham gia các nhóm, CLB học thuật để phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng anh chuyên ngành và các kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên ngành ngay từ năm thứ nhất.
- Khi có vướng mắc về chuyên môn hoặc cách học có thể liên hệ ngay với các thầy cô là tư vấn viên để kịp thời điều chỉnh trong cách học tập cho phù hợp.
(GV: Phạm Hữu Thái – 0985.93.55.69 – www.phamhuuthai.edu.vn – Facebook: Thái Phạm)
Câu 54: Em là sinh viên năm 2 ngành điện tử truyền thông hệ cao đẳng, đến nay em vẫn chưa định hướng được chuyên ngành nào để sau này ra trường làm việc. Kính mong thầy có thể tư vấn giúp em để em có định hướng trong việc học tập?
Trả lời: Chào em
Ngành điện tử truyền thông hệ cao đẳng có thể chia làm 3 hướng chính để các em có thể theo:
- Hướng viễn thông: các em có thể làm việc tại các công ty viễn thông với vị trí bảo trì, sửa chữa và vận hành hệ thống viễn thông như các trạm BTS, nguồn cung cấp,…
- Hướng điện tử công nghiệp: các em có thể làm việc tại các công ty sản xuất ở các khu công nghiệp hoặc các bến cảng với vị trí bảo trì sữa chữa và vận hành các máy móc công nghiệp.
- Hướng điện tử: Các em có thể làm việc tại các công ty điện tử tại các khu chế xuất công nghiệp với vị trí kỹ sư thiết kế phần mềm hoặc phần cứng.
- Hướng kỹ sư bán hàng: Các em có thể làm việc tại các công ty chuyên cung cấp máy móc thiết bị cho các khu công nghiệp và kiêm công tác bảo hành.
(GV: Phạm Hữu Thái – 0985.93.55.69 – www.phamhuuthai.edu.vn – Facebook: Thái Phạm)
Câu 55: Em biết môn điện tử cơ bản và mạch điện là hai môn cơ sở ngành hết sức quan trọng để có thể giải quyết các bài toán chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử nhưng bọn em vẫn còn mơ hồ về 2 môn này, kính mong thầy hỗ trợ?
Trả lời: Chào em
- Để học tốt các môn học này, ngay sau buổi học các em phải về nhà làm bài tập ngay và tìm hiểu các mạch điện tử ứng dụng của nó. Từ đó tiến hành làm các mạch ứng dụng để có thể nắm lý thuyết và kỹ năng nghề nghiệp ban đầu.
- Ngoài ra các em cần sử dụng phần mềm mô phỏng để hỗ trợ việc học lý thuyết: Matlab, proteus, electronic workbench, …
- Sử dụng tốt các phần mềm vẽ mạch in: Orcad, Eagle, proteus,…
(GV: Phạm Hữu Thái – 0985.93.55.69 – www.phamhuuthai.edu.vn – Facebook: Thái Phạm)
Câu 56: Em có định hướng sẽ theo hướng viễn thông nhưng hệ cao đẳng chưa cung cấp hết các kiến thức của hướng này, để nhà tuyển dụng có thể tin tưởng và tuyển dụng thì em cần phải trang bị thêm kiến thức gì?
Trả lời: Chào em
- Để theo hướng viễn thông em cần học tốt các môn: tín hiệu và hệ thống, điện tử thông tin, kỹ thuật truyền số liệu, kỹ thuật audio – video, hệ thống viễn thông ở trình độ cao đẳng.
- Ngoài ra các em có thể tham dự các lớp bên chương trình đại học để bổ sung thêm kiến thức như: kỹ thuật siêu cao tần, sử lý tín hiệu số (DSP),…
- Phải có trình độ tiếng anh chuyên ngành nhất định để có thể đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và giao tiếp.
(GV: Phạm Hữu Thái – 0985.93.55.69 – www.phamhuuthai.edu.vn – Facebook: Thái Phạm)
Câu 57: Em có định hướng sẽ theo hướng điện tử công nghiệp nhưng hệ cao đẳng chưa cung cấp hết các kiến thức của ngành này, để nhà tuyển dụng có thể tin tưởng và tuyển dụng thì em cần phải trang bị thêm kiến thức gì?
Trả lời: Chào em
- Để theo hướng điện tử công nghiệp em cần học tốt các môn: điều khiển lập trình (PLC), thiết bị điện – điện tử, vi xử lý, điện tử công suất, ở trình độ cao đẳng.
- Ngoài ra các em có thể tham dự các lớp bên chương trình đại học để bổ sung thêm kiến thức như: máy điện, truyền động điện, trang bị điện,…
- Phải có trình độ tiếng anh chuyên ngành nhất định để có thể đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và giao tiếp.
(GV: Phạm Hữu Thái – 0985.93.55.69 – www.phamhuuthai.edu.vn – Facebook: Thái Phạm)
Câu 58: Em có định hướng sẽ theo hướng điện tử nhưng hệ cao đẳng chưa cung cấp hết các kiến thức của ngành này, để nhà tuyển dụng có thể tin tưởng và tuyển dụng thì em cần phải trang bị thêm kiến thức gì?
Trả lời: Chào em
- Để theo hướng điện tử em cần học tốt các môn: kỹ thuật số, vi xử lý, điện tử công suất, ở trình độ cao đẳng.
- Ngoài ra các em có thể tham dự các lớp bên chương trình đại học để bổ sung thêm kiến thức như: PLD, lập trình nhúng,…Đặc biệt các em có thể theo học các lớp thiết kế vi mạch tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC).
- Phải có trình độ tiếng anh chuyên ngành nhất định để có thể đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và giao tiếp.
(GV: Phạm Hữu Thái – 0985.93.55.69 – www.phamhuuthai.edu.vn – Facebook: Thái Phạm)
Câu 59: Em không thích kỹ thuật cho lắm thầy hãy định hướng giúp em sau này khi ra trường em có thể làm theo hướng nào và cần bổ sung các kiến thức gì?
Trả lời: Chào em
- Em có thể theo hướng Kỹ sư bán hàng, ngoài việc em phải có kiến thức chuyên ngành em phải bổ sung thêm các chứng chỉ bên kinh tế như: kế toán, marketing,…
- Ngoài ra em cần có kỹ năng xử lý văn bản và tiếng anh giao tiếp tốt.
(GV: Phạm Hữu Thái – 0985.93.55.69 – www.phamhuuthai.edu.vn – Facebook: Thái Phạm)
Câu 60: Để nhà tuyển dụng có thể đánh giá cao khả năng của mình thì trong quá trình học tập tại trường em cần tích lũy những kiến thức gì ngoài các kiến thức chuyên môn mà nhà trường đã trang bị?
Trả lời: Chào em
Các kỹ năng mềm sau đây các em cần phải tích lũy:
- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và trong chuyên môn.
- Kỹ năng tham gia và tổ chức các hoạt động công tác xã hội và hoạt động Đoàn – Hội.
- Kỹ năng sống, kiến thức xã hội.
- Kỹ năng làm việc nhóm đặc biệt là khả năng xử lý tình huống giải quyết vấn đề.
- Độ nhanh nhạy trong công việc.
- Xử lý công việc chính xác, có kế hoạch cụ thể đảm bảo đúng tiến độ.
- Tác phong công nghiệp,…
(GV: Phạm Hữu Thái – 0985.93.55.69 – www.phamhuuthai.edu.vn – Facebook: Thái Phạm)
Câu 61: Hiện em đang học ở học kỳ 1 năm cuối hệ cao đẳng nhưng em có rất nhiều lỗ hỏng kiến thức về ngành điện tử truyền thông, thầy hãy tư vấn giúp em cách học để bù các lỗ hỏng đó và có thể tiếp thu được kiến thức mới trong khoảng thời gian ngắn 1 năm học này?
Trả lời: Chào em
- Để bù các kiến thức đã bị hỏng em cần phải nâng tính tự học của mình lên gấp đôi so với các bạn khác. Cụ thể là em hãy tận dụng các buổi thực hành trên lớp để giải quyết thắc mắc về chuyên môn và hay nhất cái gì không hiểu có thể hỏi trực tiếp giảng viên tại buổi thực hành đó.
- Ngoài ra ở các môn học mới đòi hỏi em phải tích cực nghiên cứu và cái gì không hiểu có thể hỏi ngay giảng viên hoặc các anh chị đi trước. Tốt nhất em hãy tham gia các buổi sinh hoạt học thuật do TT hoặc các khoa khác trong trường tổ chức, tham gia các CLB học thuật để làm mạch ứng dụng nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Mọi lỗ hỏng về chuyên môn em có thể liên hệ tôi để được hỗ trợ.
(GV: Phạm Hữu Thái – 0985.93.55.69 – www.phamhuuthai.edu.vn – Facebook: Thái Phạm)
Câu 62: Kính thưa thầy, em có định hướng theo ngành điện tử công nghiệp thầy có thể cung cấp cho em tên các thầy cô mà em có thể theo để học hỏi trong suốt quá trình học tập tại trường?
Trả lời: Chào em
Để theo hướng điện tử công nghiệp em có thể liên hệ tôi hoặc thầy Thái Hoàng Linh. Nếu có khó khăn gì tôi sẽ giới thiệu thêm 1 số thầy cô trẻ bên khoa Điện – Điện tử để em có thể liên hệ và học hỏi.
(GV: Phạm Hữu Thái – 0985.93.55.69 – www.phamhuuthai.edu.vn – Facebook: Thái Phạm)
Câu 63: Kính thưa thầy ngoài việc tiếp thu các kiến thức ở nhà trường chúng em cần có thêm các kiến thức thực tế tại các công ty xí nghiệp, thầy có thể tư vấn làm sao để bọn em có thể tiếp cận vấn đề thực tiễn này?
Trả lời: Chào em
Nếu các em có nhu cầu tham quan nhà máy xí nghiệp, thì hãy lập danh sách và dự kiến thời gian đi gửi cho tôi để tôi sớm có các bước hỗ trợ.
(GV: Phạm Hữu Thái – 0985.93.55.69 – www.phamhuuthai.edu.vn – Facebook: Thái Phạm)
Trưởng Ban Tư Vấn Sinh Viên
Ths. Trần Kế Thuận
Các anh/chị SV thân mến!
Để giúp SV (SV) có thêm thông tin nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến công tác SV, chế độ chính sách, tuyển sinh, phòng Công tác SV biên soạn dưới dạng Hỏi – Đáp một số nội dung có nhiều SV quan tâm như sau:
CẤP PHÁT & CHỨNG NHẬN CÁC LOẠI GIẤY TỜ
- Hỏi: Phòng Công tác SV chịu trách nhiệm cấp các loại giấy tờ gì cho SV?
- Trả lời: Phòng Công tác SV chịu trách nhiệm cấp các loại giấy tờ & giải quyết các yêu cầu sau đây cho SV: Giấy chứng nhận SV (v/v bổ túc hồ sơ tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, xin việc làm, xin đi học, xin tạm trú, đi xe buýt, vay tín dụng ưu đãi (mẫu số 01/TDSV), bổ túc hồ sơ địa phương,…); xác nhận sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo; giải quyết yêu cầu của SV về tạm dừng học tập, xin học tiếp sau tạm dừng, xin thôi học, xin chuyển trường; giấy giớu thiệu,…
- Hỏi: Để được cấp giấy tờ, SV phải làm gì?
- Trả lời: SV có nhu cầu cấp giấy tờ hoặc giải quyết các yêu cầu, đến phòng Công tác SV trình thẻ SV, lấy số, nhận & ghi vào phiếu đề xuất yêu cầu; bộ phận cấp giấy tờ có trách nhiệm kiểm tra, xử lý, in, trình ký, đóng dấu & cấp trực tiếp cho SV.
- Hỏi: Phải mất thời gian bao lâu để được cấp giấy tờ?
- Trả lời: Đối với giấy tờ do lãnh đạo phòng Công tác SV ký: SV xin buổi sáng, nhận kết quả vào buổi chiều; SV xin buổi chiều, nhận kết quả vào sáng hôm sau (nếu xin vào sáng thứ 7, nhận kết quả vào sáng thứ 2 tuần kế tiếp). Đối với giấy tờ do Ban giám hiệu ký: SV nhận kết quả sau 03 ngày.
- Hỏi: Thời gian trả kết quả trong ngày như thế nào?.
- Trả lời: Thời gian trả kết quả cho SV: Buổi sáng từ 9h00 đến 11h00; buổi chiều từ 15h00 đến 16h30.
- Hỏi: Các mẫu giấy tờ như thế nào? SV có phải tự làm không?.
- Trả lời: Phòng Công tác SV thiết kế các mẫu giấy tờ theo nhu cầu sử dụng của SV. Giấy tờ cấp cho SV được in trực tiếp từ phần mềm quản lý hoặc sử dụng mẫu do Phòng tạo sẵn có đăng tải trên trang web của phòng, SV có thể download để sử dụng.
- Hỏi: Để được cấp giấy tờ, SV có phải đóng tiền không?.
- Trả lời: Để được cấp giấy tờ, SV phải nộp: 2.000đ/1giấy.
HỒ SƠ SV
- Hỏi: Yêu cầu về hồ sơ nhập của SV khi nhập học gồm những gì?
- Trả lời: Giấy báo nhập học (bản chính); Lý lịch SV (dán hình & xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý); Bản sao bằng TN, chứng nhận TN (có thị thực); Bản sao học bạ (có thị thực); Bản sao giấy khai sinh; Bản sao hộ khẩu (hưởng ưu tiên theo hộ khẩu thường trú); Giấy chứnh nhận diện chính sách (diện ưu tiên theo đối tượng).
- Hỏi: Xin cho hỏi về việc kiểm tra bản chính bằng tốt nghiệp sau khi nhập học.
- Trả lời:
- Đối tượng và văn bằng chính phải kiểm tra:
- Đối tượng phải kiểm tra bản chính bằng THPT: SV đại học, cao đẳng khối A, A1, B, V, D1;
- Đối tượng phải kiểm tra bản chính bằng THPT và bằng nghề 3/7 hoặc bằng TCCN, trung học nghề: SV đại học liên thông từ TCCN, TCN, CNKT bậc 3/7 lên đại học;
- Đối tượng phải kiểm tra bản chính bằng cao đẳng chính quy: SV đại học liên thông từ CĐ lên ĐH.
- Thời gian: Trúng tuyển nhập học cùng năm tốt nghiệp bậc học trước đó: Nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời khi nhập học. Đến học kỳ thứ 2 của khóa học với khối liên thông, học kỳ thứ 3 của khóa học với các khối còn lại, SV trình bản chính bằng TN tại phòng Công tác SV; Trúng tuyển nhập học sau năm tốt nghiệp bậc học trước đó: Nộp bản sao bằng tốt nghiệp có thị thực đồng thời trình bản chính bằng TN ngay tại thời điểm nộp hồ sơ nhập học (để đối chiếu).
TẠM DỪNG & HỌC LẠI
- Hỏi: Về việc tạm dừng học tập có thời hạn
- Trả lời: SV được phép tạm dừng học tập khi có lý do chính đáng; Thời gian tạm dừng tính vào thời gian đào tạo (trừ trường hợp tạm dừng để thi hành nghĩa vụ quân sự, hoặc có lý do chính đáng theo quy định của quy chế); Thời gian tạm dừng tối đa bằng thời gian kéo dài của khóa học. Mỗi lần tạm dừng từ 1 đến 2 học kỳ. Hai lần tạm dừng không được liền kề nhau trừ các trường hợp đặc biệt, nhà trường sẽ xem xét cụ thể.
- Hỏi: Xin cho biết trình tự tiến hành các thủ tục tạm dừng học tập?.
- Trả lời: Trình tự tiến hành thủ tục tạm dừnh như sau:
- SV làm đơn theo mẫu (nhận tại phòng Công tác HSSV hoặc download trên website của phòng);
- SV hoàn tất các mục trong đơn, đơn được phụ huynh cho ý kiến & chính quyền địa phương xác nhận;
- SV làm thủ tục thanh toán công nợ tại phòng KH-TC, trả hết sách tại Thư viện;
- SV nộp đơn tại phòng Công tác SV (đơn đã được phụ huynh ký & chính quyền địa phương xác nhận, phòng KHTC xác nhận hoàn tất công nợ, Thư viện xác nhận trả xong sách).
- SV Nhận quyết định tạm dừng tại phòng Công tác HSSV (sau 3 ngày).
- Hỏi: Đề nghị cho biết quy định đóng học phí khi tạm dừng?
- Trả lời: SV Nộp đơn trước khi học kỳ bắt đầu: Không phải đóng học phí; SV Nộp đơn trong tuần 1 & 2 mỗi học kỳ: Được rút môn học (RT), đóng 20% học phí học kỳ; Nộp đơn trong tuần 3 & 4 mỗi học kỳ: Được rút môn học (RT), đóng 50% học phí học kỳ; Nộp đơn sau tuần thứ 4 mỗi học kỳ: Được rút môn học (RT), đóng 100% học phí học kỳ.
- Hỏi: Thủ tục về việc xin học tiếp sau khi tạm dừng như thế nào?
- Trả lời: Khi hết thời hạn tạm dừng, để được học tiếp SV phải làm thủ tục xin học lại.
Quy trình: Nộp các giấy tờ tại phòng Công tác SV: Đơn xin học lại (theo mẫu) có xác nhận của chính quyền địa phương (nhận tại phòng Công tác HSSV hoặc download trên mạng của phòng); Quyết định cho phép tạm dừng. Thời gian: Chậm nhất, trước 2 tuần khi bắt đầu đăng ký môn học học kỳ mới. Nhận quyết định học lại: Tại phòng Công tác SV (sau 3 ngày).
Chú ý: SV có thể nộp đơn xin học trở lại trước một học kỳ: khi lý do xin tạm dừng được giải quyết. Quá thời hạn tạm dừng một học kỳ, SV không làm đơn xin học tiếp hoặc xin gia hạn thời gian tạm dừng, sẽ bị xóa tên.
HỌC PHÍ & XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH ĐÓNG HỌC PHÍ
- Hỏi: Quy định mức thu học phí khối ngành kỹ thuật theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ?.
- Trả lời: Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2012 đến năm học 2014-2015 quy định mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập chương trình đại trà khối kỹ thuật, năm học 2010-2011: 3.100.000đ/SV/năm; 2011-2012: 3.950.000đ/SV/năm; 2012-2013: 4.800.000đ/SV/năm; 2013-2014: 5.650.000đ/SV/năm; 2014-2015: 6.500.000 đ/SV/năm.
- Hỏi: Mức thu học phí của trường như thế nào?.
- Trả lời: Vào đầu năm học, căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước, Hiệu trưởng công bố mức thu học phí của các hệ, bậc đào tạo trong toàn trường. Trường ta thu học phí theo tín chỉ, nếu quy về hệ niên chế tương đương như mức thu theo Nghị định 49.
- Hỏi: Xin cho biết quy định của Nhà trường về thời gian thu học phí?.
- Trả lời: Mỗi học kỳ thu 2 đợt (trừ diện đăng ký nộp theo tháng). Đợt I: kéo dài 1,5 tháng tính từ đầu mỗi học kỳ; đợt II: kéo dài 1,5 tháng tính từ giữa học kỳ đến trước 01 tuần bắt đầu kỳ thi của mỗi học kỳ.
- Hỏi: SV có được gia hạn thời gian đóng học phí không?.
- Trả lời: SV được phép gia hạn thời gian nộp học phí. Để được xét gia hạn, SV làm đơn theo mẫu nộp phòng Kế hoạch-Tài chính chậm nhất trước ngày hết hạn thu học phí một tuần (theo đợt).
- Hỏi: Xin cho biết quy định của trường về xử lý kỷ luật đối với SV vi phạm quy định đóng học phí?.
- Trả lời: Việc xử lý kỷ luật đối SV vi phạm quy định đóng học phí được tiến hành theo từng học kỳ (xử lý sau mỗi đợt thu học phí). Hình thức kỷ luật được áp dụng như sau: Khiển trách trước toàn trường đối với SV không đóng học phí đợt I đúng quy định (SV không đóng học phí hoặc đóng chưa đủ mức tối thiểu của đợt 1 do Hiệu trưởng quy định vào đầu mỗi năm học), hoặc đóng học phí đợt I nhưng không đóng học phí đợt II. Cảnh cáo trước toàn trường đối với SV không đóng học phí đợt I đúng quy định và không đóng học phí đợt II. Xóa tên khỏi danh sách SV đối với các trường hợp còn nợ học phí, nghỉ học không phép quá quy định (từ một học kỳ).
- Hỏi: SV còn nợ học phí có được ĐKMH không? Trường hợp hoàn tất học phí nợ trong thời gian ĐKMH giải quyết thế nào?.
- Trả lời: SV không được ĐKMH nếu còn nợ học phí của học kỳ trước (đưa ra khỏi danh sách SV học kỳ). Trong tuần ĐKMH, SV hoàn tất học phí nợ, trường cho phép khôi phục tên và được ĐKMH. SV hoàn tất học phí nợ sau khi hết hạn ĐKMH, được phép làm đơn xin tạm dừng học tập bảo lưu kết quả.
MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ & TRỢ CẤP CHO SV
- Hỏi: Xin cho biết các văn bản pháp quy liên quan đến miễn, giảm học phí?.
- Trả lời: Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015; Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP; Thông tư Liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/5/2014 Hướng dẫn thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP & Nghị định 74/2013/NĐ-CP.
- Hỏi: Việc miễn, giảm học phí cho SV áp dụng như thế nào?.
- Trả lời: Từ năm học 2013-2014 trở đi, việc miễn, giảm học phí cho SV được thực hiện tại trường nơi SV đang học tập.
- Hỏi: Xin cho biết các đối tượng được miễn học phí?.
- Trả lời: Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. SV mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa. SV bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. SV là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. SV là người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (nước ta có 16 dân tộc rất ít người có dân số dưới 10.000 người gồm: La Ha, La Hủ, Pà Thèn, Chứt, Lự, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Ngái, Si La, Pú Péo, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu). SV sư phạm (SV học chương trình đào tạo giáo viên kỹ thuật).
- Hỏi: Xin cho biết các đối tượng được giảm 50% học phí?.
- Trả lời: SV là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
- Hỏi: Xin cho biết việc giảm 70% học phí cho SV học các ngành nặng nhọc, độc hại áp dụng như thế nào?.
- Trả lời: Việc giảm 70% học phí cho học sinh học các nghề nặng nhọc, độc hại chỉ áp dụng cho hệ thống các trường nghề thuộc Bộ Lao động Thương binh & xã hội. SV học các ngành của trường Đại học SPKT Tp. Hồ Chí Minh không thuộc diện giảm 70% học phí.
- Hỏi: Xin cho biết các đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi trong giáo dục, đào tạo?.
- Trả lời: Các đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi trong giáo dục, đào tạo: SV là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh, hưởng chính sách như thương binh; SV là con liệt sỹ, con thương binh, con của bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh…
- Hỏi: Để được cấp sổ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, SV phải làm thủ tục gì?.
- Trả lời: SV liên hệ Phòng Lao động Thương binh & Xã hội địa phương (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú) để được hướng dẫn làm các thủ tục & nhận sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo.
- Hỏi: Để được nhận tiền ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, SV phải làm gì?.
- Trả lời: Theo học kỳ, SV trình sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo tại phòng Công tác SV để Nhà trường xác nhận vào sổ. Sau đó SV nộp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo cho địa phương (phòng Lao động Thương binh & Xã hội cấp huyện, quận). SV nhận tiền trợ cấp ưu đãi tại địa phương.
- Hỏi: Đề nghị cho biết các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội và mức trợ cấp hàng tháng?.
- Trả lời: Có bốn đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội với mức trợ cấp hàng tháng như sau: SV là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của Nhà nước (a), mức trợ cấp: 140.000đ/tháng; SV mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa và có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (b); SV bị tàn tật giảm khả năng lao động từ 41% trở lên, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (C); SV thuộc gia đình hộ đói (d), mức trợ cấp đều là: 100.000đ/tháng.
- Hỏi: Để được hưởng trợ cấp xã hội, SV phải nộp hồ sơ gồm các giấy tờ gì?.
- Trả lời: SV phải nộp hồ sơ, gồm: Đơn xét hưởng trợ cấp xã hội theo mẫu (nhận mẫu đơn tại khoa/TT hoặc downloat trên mạng của trường); Bản sao giấy khai sinh;Bản sao hộ khẩu, giấy xác nhận của địa phương về thời gian thường trú (đối tượng mục a); giấy chứng tử của cha mẹ (đối tượng mục b); biên bản giám định của Hội đồng Y khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối tượng mục c); giấy xác nhận của địa phương về hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn (đối tượng mục b,c); sổ hộ đói (đối tượng mục d).
- Hỏi: Xin cho biết địa điểm, thời gian nộp hồ sơ?
- Trả lời: SV nộp hồ sơ xét trợ cấp xã hội vào 02 tháng đầu mỗi học kỳ tại khoa/TT. Các khoa/TT xét, lập danh sách & chuyển hồ sơ về phòng Công tác SV vào đầu tháng 3 và tháng 11 hàng năm.
Việc nhận và xét hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội cho SV được tiến hành theo từng học kỳ. SV hoàn tầt hồ sơ ở học kỳ nào, được hưởng trợ cấp xã hội từ học kỳ đó trở đi. Không giải quyết truy hưởng của học kỳ trước.
- Hỏi: Mỗi học kỳ, SV được nhận tiền hưởng trợ cấp xã hội là mấy tháng?.
- Trả lời: SV được nhận tiền hưởng trợ cấp xã hội 06 tháng/học kỳ; 12 tháng/năm.
- Hỏi: SV nhận tiền trợ cấp xã hội tại trường hay ở địa phương?.
- Trả lời: SV nhận trợ cấp xã hội tại Trường, không nhận ở địa phương. Phòng Kế hoạch Tài chính thực hiện việc chi trợ cấp xã hội qua tài khoản Ngân hàng của SV.
- Hỏi: Xin cho biết ngoài trợ cấp của nhà nước, hàng năm Trường có trợ cấp cho SV không?.
- Trả lời: Hàng năm Nhà trường dành khoảng năm trăm triệu đồng để trợ cấp cho SV có hoàn cảnh khó khăn, SV năm trong vùng bị thiên tai,…
HỌC BỔNG DÀNH CHO SV
- Hỏi: Xin cho biết đối tượng, tiêu chuẩn xét cấp học bổng khuyến khích học tập?.
- Trả lời: SV hệ chính quy trình độ đại học, cao đẳng học đúng tiến độ; có số tín chỉ đăng ký học & dự thi học kỳ ≥ 15 (trường hợp vì lý do tổ chức đào tạo, cả lớp có số tín chỉ < 15; hoặc ở học kỳ cuối khóa, SV đăng ký hết các môn học mà số tín chỉ vẫn < 15, khoa/TT phối hợp với phòng Công tác SV trình Hiệu trưởng xem xét quyết định); có kết quả học tập & rèn luyện học kỳ đạt từ loại khá trở lên; không có điểm tổng kết môn học trong học kỳ <5 (đối với các môn Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng không có điểm thi lần 1 <5); không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.
- Hỏi: Xin cho biết mức (suất/tháng) học bổng khuyến khích học tập của từng loại là bao nhiêu?.
- Trả lời: Mức học bổng tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức trần học phí hiện hành của ngành nghề mà SV phải đóng (Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập (HBKKHT) đối với SV hệ chính quy các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp).
Mức học bổng đang áp dụng tại Trường như sau: loại khá: 650.000đ/tháng/suất với trình độ đào tạo đại học; 500.000đ/tháng/suất với trình độ đào tạo cao đẳng. Học bổng loại khá được cấp cho những SV có điểm trung bình chung học tập xếp hạng khá trở lên (từ 7,00 điểm trở lên), điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên (từ 70 điểm trở lên) và nằm trong chỉ tiêu quỹ học bổng cho phép. Mức học bổng loại giỏi: 800.000đ/tháng/suất với trình độ đào tạo đại học; 650.000đ/tháng/suất với trình độ đào tạo cao đẳng. Học bổng loại giỏi được cấp cho những SV có điểm trung bình chung học tập xếp hạng giỏi (từ 8,50 đến 10 điểm), điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc (từ 90 đến 100 điểm) và nằm trong chỉ tiêu quỹ học học bổng cho phép.
- Hỏi: Xin cho biết chính sách khuyến tài của Nhà trường?.
- Trả lời: Trong những năm gần đây Nhà trường áp dụng chính sách “chiêu hiền đãi sỹ như sau: Cấp học bổng khuyến tài cho những TS trúng tuyển nhập học có kết quả tổng điểm 3 môn thi đạt từ 25 điểm trở lên (điểm thi 3 môn chưa nhân hệ số, không tính điểm ưu tiên, điểm thưởng), cứ mỗi điểm 1.000.000đ (một triệu đồng).
Cấp học bổng tài năng hệ đào tạo chất lượng cao cho TS đạt danh hiệu thủ khoa ngành (thí sinh dự thi vào trường và có tổng điểm thi (không tính ưu tiên) cao nhất ngành trúng tuyển): Thí sinh đạt danh hiệu thủ khoa ngành đăng ký học hệ đào tạo chất lượng cao được trường cấp học bổng tài năng với mức 25.000.000đ/SV (16 ngành). Nếu SV đạt điểm cao, hưởng cả 2 loại học bổng.
- Hỏi: Xin cho biết đối tượng, tiêu chuẩn & quy trình xét cấp học bổng tài trợ?.
- Trả lời: Đối tượng xét cấp, ưu tiên SV có hoàn cảnh khó khăn, đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện. Tiêu chí cụ thể do đơn vị tài trợ học bổng đề xuất. Chỉ tiêu, cấp theo khoa/TT và yêu cầu của đơn vị tài trợ (nếu có). Quy trình: SV nộp hồ xin xét, cấp học bổng tài trợ tại khoa/TT; Các khoa/TT xét, lập danh sách & chuyển hồ sơ về phòng Công tác SV trong thời gian quy định; Phòng Công tác SV tổng hợp và trình Hiệu trưởng xem xét và ra quyết định cấp học bổng tài trợ cho SV.
SV ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT
- Hỏi: Xin cho biết những đối tượng nào được phép đăng ký tham gia Chương trình SPKT?.
- Trả lời: SV hệ đại học chính quy (từ HS phổ thông) thuộc các ngành có triển khai chương trình sư phạm kỹ thuật tự nguyện đăng ký học chương trình sư phạm kỹ thuật & cam kết phục vụ ngành Giáo dục & Đào tạo sau khi tốt nghiệp.
Các chương trình SPKT: SPKT Điện tử TT; SPKT Điện, điện tử; SPKT cơ khí; SPKT Công nghiệp; SPKT Cơ điện tử; SPKT Ô tô; SPKT Nhiệt; SPKT Xây dựng; SPKT Công nghệ may; SPKT CN thực phẩm; SPKT CN Thông tin; SP tiếng Anh
- Hỏi: Xin cho biết quyền lợi & trách nhiệm của SV tham gia Chương trình SPKT?.
- Trả lời: SV được Hiệu trưởng ra quyết định công nhận đủ điều kiện đăng ký học chương trình sư phạm kỹ thuật & cam kết phục phụ ngành Giáo dục và đào tạo sau khi tốt nghiệp, được miễn học phí trong quá trình đào tạo; đồng thời phải có trách nhiệm thực hiện sự phân công công tác trong ngành giáo dục & đào tạo. Trường hợp SV từ chối sự phân công của tổ chức sẽ phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã được miễn đóng học phí trong thời gian học tại trường.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
- Hỏi: Xin cho biết, một SV chính quy cần tích lũy bao nhiêu ngày Công tác xã hội (CTXH)?
- Trả lời: SV chính quy phải tích lũy số ngày CTXH tối thiểu/khóa đào tạo là 04 ngày CTXH đối với khóa đào tạo từ 04 năm trở lên; 02 ngày CTXH với khóa đào tạo dưới 04 năm. Riêng khóa 2012: 03 ngày CTXH với khóa đào tạo từ 4 năm trở lên; 01 ngày CTXH với khóa đào tạo dưới 4 năm, hệ liên thông từ CĐ lên ĐH được miễn.
Trường hợp vì lý do sức khỏe, nên SV rất khó khăn hoặc không thể tham gia các hoạt động công tác xã hội, SV phải làm đơn kèm xác nhận về tình trạng sức khỏe của cơ quan y tế (từ cấp huyện trở lên) để Nhà trường xem xét việc miễn, giảm tham gia hoạt động công tác xã hội.
- Hỏi: Thời gian để thực hiện tích lũy ngày CTXH trong khóa đào tạo như thế nào?.
- Trả lời: Việc tích lũy ngày CTXH của SV được thực hiện trong suốt khóa học; SV tự quyết định thời gian hoàn tất việc tích lũy số ngày CTXH. Nhà trường khuyến cáo SV không nên để dồn vào cuối khóa.
SV tích lũy đủ số ngày CTXH theo quy định, mới được xét công nhận tốt nghiệp.
- Hỏi: Những cá nhân, đơn vị nào có thể tổ chức hoạt động công tác xã hội có tính điểm CTXH?
- Trả lời: Đối với các hoạt động tại trường: Trưởng các khoa/phòng/ban/TT; Ban chấp hành Đoàn - Hội từ cấp khoa/TT trở lên quyết định tổ chức hoạt động CTXH để SV đăng ký tham gia; Ban đại diện lớp, BCH chi đoàn, chi hội có trách nhiệm đề xuất với lãnh đạo các đơn vị tổ chức hoạt động CTXH để SV đăng ký tham gia.
Đối với các hoạt động ngoài trường(tại địa phương): Các đơn vị, tổ chức (tổ chức chính quyền, tổ chức đoàn thể từ cấp cơ sở trở lên; công ty/doanh nghiệp; bệnh viện, trường học,…) khi tổ chức các hoạt động CTXH phải đề xuất với nhà trường bằng văn bản cho phép SV về tham gia hoạt động CTXH. Phòng Công tác HSSV, Đoàn trường & Hội SV trường là đầu mối tiếp nhận đề nghị nói trên và quyết định tổ chức hoạt động CTXH tại địa phương.
- Hỏi: Em thường xuyên tham gia các hoạt động CTXH tại địa phương nơi em cư trú. Vậy làm thể nào để em có thể có điểm CTXH của trường?
- Trả lời:
Trước khi tham gia hoạt động, đơn vị tổ chức hoạt động tại địa phương phải thông tin bằng văn bản (có chữ ký và đóng dấu) về nhà trường (đầu mối là P. CTHSSV, Đoàn TN, Hội SV trường) xác nhận sẽ có những SV nào của trường tham gia hoạt động.
Trong thời gian hoạt động, đơn vị tổ chức thực hiện chấm công cho SV tham gia hoạt động.
Sau khi hoạt động kết thúc, trong thời gian 14 ngày (02 tuần) đơn vị tổ chức hoạt động phải gởi chứng nhận SV tham gia hoạt động (có đánh giá mức độ hoàn thành công việc) và bản chấm công về Phòng Công tác HSSV để ghi nhận điểm CTXH cho SV.
- Hỏi: Em là lớp trường, em có thể tổ chức hoạt động thiện nguyện cho lớp em để tính điểm công tác xã hội được không? Em sẽ phải làm như thế nào?
- Trả lời:
Trước hết em phải thực hiện kế hoạch tổ chức chương trình, có ý kiến của Ban chủ nhiệm khoa đồng ý chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hoạt động của lớp.
Thực hiện biểu mẫu CTXH-BM2 về thông tin hoạt động CTXH và lập danh sách SV tham gia gởi về phòng CTHSSV trước 15 ngày tính từ ngày tổ chức hoạt động.
Tổ chức hoạt động thiện nguyện, Lớp trưởng chấm công các bạn SV tham gia theo biểu mẫu CTXH-BM3, xin ý kiến của Ban chủ nhiệm khoa thống nhất bảng điểm.
Nộp bảng điểm (chấm công) về phòng CTHSSV để ghi nhận điểm các bạn SV tham gia trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày diễn ra hoạt động.
- Hỏi: Em đã tham gia hoạt động thiện nguyên A, do Đoàn khoa X tổ chức cách đây 1 tuần. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại em chưa thấy điểm CTXH của mình có trên trang online. Giờ em phải làm sao?
- Trả lời:
Đầu tiên em liên hệ Đoàn khoa X, phản hồi thông tin hiện nay em chưa có điểm CTXH, hỏi Đoàn khoa X nguyên nhân tại sao chưa có điểm. Nếu Đoàn khoa X chưa cung cấp bảng điểm cho Phòng CTHSSV để ghi nhận thì đề nghị Đoàn khoa X mau chóng cung cấp bảng điểm cho Phòng CT HSSV để ghi nhận điểm. Trường hợp nếu Đoàn khoa X đã cung cấp danh sách điểm cho Phòng CTHSSV mà chưa có điểm, SV liên hệ trực tiếp bộ phận phụ trách điểm CTXH của phòng CT HSSV để được hướng dẫn giải quyết.
ĐIỂM RÈN LUYỆN
- Hỏi: Xin cho biết, tại sao phải đánh giá điểm rèn luyện của SV?
- Trả lời: Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của SV là đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng SV trên các mặt: Ý thức và kết quả học tập; Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường; Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội; Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng; Ý thức và kết quả tham gia công tác của lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của SV.
Việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
- Hỏi: Điểm rèn luyện dùng để làm gì?
- Trả lời:
1. Kết quả phân loại rèn luyện toàn khoá học của từng SV được lưu trong hồ sơ quản lý SV của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của từng SV khi ra trường;
2. Kết quả rèn luyện của học kỳ được sử dụng để xét học bổng khuyến khích học tập cho SV trong học kỳ đó;
3. Kết quả rèn luyện của năm học, khóa học được sử dụng để xét khen thưởng năm học, khóa học cho SV;
4. SV được cấp giấy chứng nhận kết quả rèn luyện theo yêu cầu;
5. SV bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học, phải tạm ngừng học tập một năm ở năm học tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả năm lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học..
- Hỏi: Những cá nhân, đơn vị nào được phân quyền đánh giá điểm rèn luyện SV?
- Trả lời: Các đơn vị quản lý SV và các đơn vị (Phòng, ban, khoa/TT, Đoàn thể) có liên quan đến các hoạt động học tập và rèn luyện của SV đều được phân quyền đánh giá rèn luyện của SV.
- Hỏi: Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện SV như thế nào?
- Trả lời:
1. Đầu học kỳ, Ban chủ nhiệm khoa hướng dẫn ban cán sự lớp SV (sau đây được gọi là lớp) tổ chức phổ biến, hướng dẫn việc đánh giá kết quả rèn luyện đến từng SV trong lớp theo đúng quy định;
2. Trong suốt học kỳ:
SV tích lũy điểm rèn luyện bằng cách tham gia các hoạt động rèn luyện (của 5 nội dung đánh giá);
Các đơn vị, cá nhân (khoa, phòng, ban, trung tâm, các tổ chức đoàn thể, giảng viên, cán bộ viên chức) có trách nhiệm tổng hợp và cập nhật thường xuyên toàn bộ nội dung và kết quả hoạt động liên quan đến việc đánh giá điểm rèn luyện của SV vào phần mềm đánh giá điểm rèn luyện để làm căn cứ cho việc đánh giá điểm rèn luyện của SV sau mỗi học kỳ. Việc nhập điểm đánh giá kết quả rèn luyện của SV sau mỗi hoạt động phải được thực hiện trong thời gian chậm nhất là một tuần kể từ ngày kết thúc hoạt động.
SV kiểm tra và đề nghị bổ sung các nội dung liên quan đến việc đánh giá điểm rèn luyện (gồm các nội dung còn thiếu và các hoạt động tham gia tại địa phương) trong học kỳ. Điểm rèn luyện sau mỗi hoạt động, SV tiến hành kiểm tra và đề nghị bổ sung trong thời gian hai tuần kể từ ngày điểm hoạt động được công bố trên phần mềm đánh giá điểm rèn luyện;
3. Việc đánh giá điểm rèn luyện học kỳ của SV được tiến hành sau khi kết thúc học kỳ, theo trình tự sau:
a. Vào tuần đầu tiên của học kỳ tiếp theo, các đơn vị & cá nhân có trách nhiệm hoàn thiện việc đánh giá, nhập điểm rèn luyện cho SV trên phần mềm.
b. Vào tuần thứ hai của học kỳ tiếp theo, thường trực hội đồng đánh giá điểm rèn luyện của SV cấp trường tiến hành chạy phần mềm đánh giá điểm rèn luyện và công bố kết quả điểm rèn luyện của SV toàn trường.
c. Vào tuần thứ ba của học kỳ tiếp theo, SV kiểm tra lần cuối các nội dung và kết quả hoạt động liên quan đến việc đánh giá điểm rèn luyện qua trang online SV; SV khiếu nại các nội dung liên quan đến kết quả đánh giá điểm rèn luyện trong thời gian này.
SV thống nhất kết quả điểm rèn luyện học kỳ của mình bằng cách lưu bảng điểm rèn luyện trên trang điện tử online SV trường. Những SV không thực hiện việc thống nhất kết quả điểm rèn luyện cuối cùng của cá nhân (lưu bảng điểm), khi phân loại sẽ bị trừ mười điểm rèn luyện (qua theo dõi của phần mềm đánh giá điểm rèn luyện) và không có quyền khiếu nại các vấn đề liên quan đến điểm rèn luyện cá nhân trong học kỳ được đánh giá.
d. Vào tuần thứ tư của học kỳ tiếp theo, hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của SV cấp trường họp để thông qua kết quả đánh giá rèn luyện của SV và trình Hiệu trưởng xem xét, ra quyết định công nhận kết quả rèn luyện của SV.
- Hỏi: Em là lớp trưởng, em nên làm gì để điểm rèn luyện của em và lớp em được cao?
- Trả lời:
Em nên thường xuyên nắm bắt các thông tin từ các đơn vị trong trường có tổ chức các hoạt động, thông tin các hoạt động đến các bạn SV trong lớp để các bạn tham gia các hoạt động, tích luỹ điểm rèn luyện trong học kỳ.
Em nên tham mưu với khoa tổ chức các hoạt động học thuật, phong trào, CTXH để SV tham gia.
Quan tâm, phản hồi các hoạt động SV có tham gia mà các đơn vị chưa công nhận, qua đó bảo vệ quyền lợi của các bạn SV.
TUYỂN SINH
- Hỏi: Xin cho biết về việc chuyển ngành sau khi thí sinh trúng tuyển, nhập học?.
- Trả lời: Trường ĐHSPKT Tp. Hồ Chí Minh tuyển sinh theo ngành, nên không giải quyết cho chuyển ngành sau khi thí sinh trúng tuyển, nhập học. Trường hợp đặc biệt và xin chuyển ngành học tại khoa Đào tạo chất lượng cao, SV làm đơn trình Hiệu trưởng xem xét (với điều kiện cùng khối thi, ngành chuyển đến có điểm chuẩn ≤ điểm chuẩn ngành đã trúng tuyển và còn chỉ tiêu).
- Hỏi: Xin cho biết thời gian tối đa được phép học tại trường/chương trình đào tạo?.
- Trả lời: Căn cứ Quy chế 43 và điều kiện cụ thể về tổ chức đào tạo, học tập của SV, Nhà trường điều chỉnh khung thời gian như sau: Thời gian tối đa cho mỗi chương trình đào tạo bằng hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đó. Cụ thể như sau:
TT
|
Chương trình đào tạo
|
Thời gian khóa học qui định
|
Thời gian hoàn thành chương trình tối đa
|
-
|
Đại học chuyển tiếp (liên thông từ CĐ lên ĐH)
|
1,5 năm
|
3 năm
|
-
|
Đại học chuyển tiếp K3/7, TCCN (liên thông từ TC lên ĐH)
|
3,5 năm
|
7 năm
|
-
|
Đại học chuyển tiếp K3/7, TCCN (liên thông từ TC lên ĐH)
|
4 năm
|
8 năm
|
-
|
Đại học chính qui A, A1, B, D1,V
|
4 năm
|
8 năm
|
-
|
Đại học chính qui có đào tạo GVKT
|
4,5 năm
|
9 năm
|
-
|
Các chương trình cao đẳng
|
3 năm
|
6 năm
|
Quy định trên được áp dụng từ học kỳ II năm học 2012-2013.
- Hỏi: Xin cho biết về việc SV theo học hai chương trình?.
- Trả lời: Điều 17, Quy chế 43 quy định chi tiết về việc học song song hai chương trình. Hiện tại, nhà trường áp dụng chế độ học cùng một lúc hai chương trình cho những SV có nhu cầu và hội đủ các điều kiện. SV có nhu cầu, liên hệ phòng Đào tạo để được hướng dẫn.
- Hỏi: Xin cho biết về việc SV học văn bằng hai?.
- Trả lời: Từ năm học 2008-2009, trường xin phép và được Bộ Giáo dục & Đào tạo chấp thuận cho đào tạo văn bằng hai ngành Công nghệ Thông tin. Các ngành khác chưa xin ý kiến của Bộ, nên chưa triển khai. Dự kiến kiến trong thời gian tới mở thêm một số ngành.
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG CÔNG TÁC SV
NGUYỄN ANH ĐỨC